(Dân trí) - Nói đến mùa xuân là nói đến hoa đào. Mặc dù nguồn gốc ở xứ Ba tư xa xôi nhưng ngày nay hoa đào đào có mặt khắp nơi trên đất nước ta, đặc biệt là ở miền Bắc mỗi khi Tết đến Xuân về. Người ta yêu loài hoa này vì những giá trị thẩm mỹ và văn hóa của nó, nhưng ít ai biết rằng hoa đào còn là một dược phẩm và mỹ phẩm độc đáo của nền y học cổ truyền.

Từ xa xưa, sau dịp Tết Nguyên đán, người ta thường thu hái hoa đào đem phơi khô trong bóng râm (phơi âm can) và bảo quản nơi cao ráo để làm thuốc dùng dần. Theo nhiều sách thuốc cổ như Thiên kim phương, Ngoại đài, Thánh tễ tổng lục, Thánh huệ phương, Biệt lục, Bản thảo cương mục, Trửu hậu phương, Hồng nghĩa giác tư y thư…hoa đào có vị đắng, tính bình, không độc và vào được ba đường kinh Tâm, Can và Vị. Vị thuốc này có công dụng lợi thủy, hoạt huyết, thông tiện, được người xưa dùng để chữa các chứng bệnh:

 

- Để trị các chứng cước khí, đau vùng tim, người ta dùng hoa đào khô tán bột, uống với nước ấm hoặc rượu với liều từ 3 - 5g trong một ngày.

 

- Để chữa chứng rụng tóc, hói đầu người ta dùng bột hoa đào trộn đều với mỡ lợn hoặc dầu vừng rồi bôi lên vùng tổn thương sau khi đã rửa sạch bằng nước hòa với tro của rơm rạ.

 

- Để chữa chứng ngược tật (sốt rét) dùng hoa đào tán bột uống, mỗi ngày 3g với rượu ấm.

 

- Để chữa chứng kiết lỵ dai dẳng, có thể dùng hoa đào 10 - 15 bông sắc uống, mỗi ngày 3 lần.

 

- Để chữa chứng đại tiện táo kết, dùng hoa đào khô 10g, hoa đào tươi 30g, sắc uống.

 

- Để chữa chứng tiểu tiện bất lợi, dùng hoa đào tươi 30g trộn với bột mỳ, đường làm bánh nướng ăn.

 

- Với những phụ nữ có cân nặng quá khổ, muốn có được một thân hình thon thả, ưa nhìn, sách Thiên kim yếu phương khuyên nên uống bột hoa đào mỗi ngày 3 lần, mỗi lần 1g vào lúc đói.

 

- Để trị các vết rám đen ở mặt, người ta dùng hoa đào 4 phần, bạch dương bì 2 phần và bạch quả tử nhân 5 phần, tất cả đem sấy khô, tán thành bột mịn, đựng trong lọ kín dùng dần. Mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 1g ngay sau bữa ăn. Bài thuốc này có tên gọi là Bạch dương bì tán, được ghi lại trong sách Trửu hậu phương.

 

Hoặc dùng hoa đào tươi 50g, nhân hạt bí đao 50g, hai thứ nghiền nhỏ trộn với mật ong rồi bôi mỗi ngày vài lần lên da mặt.

 

Hoặc dùng hoa đào tươi 250g và bạch chỉ 30g ngâm với 1000ml rượu trắng, sau 1 tháng thì dùng được, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 10 ml. Hoặc dùng hoa đào 10g, hoa sen 15g hầm với nước sôi trong bình kín, sau 15 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày.

 

- Phụ nữ muốn có được làn da trắng trẻo, nhu nhuận, mịn màng có thể dùng bài thuốc có tên gọi là Ngọc nhan tán, gồm các vị: hoa đào 200g, đông qua nhân (nhân hạt bí đao) 250g, và bạch dương bì (vỏ cây bạch dương) 100g. Các vị đều sấy hoặc phơi khô, tán bột, trộn thêm một chút đường trắng rồi đựng trong lọ kín để dùng dần. Mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 1 thìa cà phê sau bữa ăn.

 

Hoặc có thể dùng bài Tam hoa trừ trựu dịch gồm có hoa đào, hoa sen và hoa phù dung lượng bằng nhau, sắc lấy nước rửa mặt hàng ngày. Cũng có thể dùng hoa đào tươi 120g ngâm với 500 ml rượu trắng, sau 7 ngày thì dùng được, uống mỗi ngày 10 ml.

 

- Danh y Tuệ Tĩnh trong Nam dược thần hiệu cũng đã ghi lại hai phương thuốc dùng hoa đào để làm đẹp da mặt cho phụ nữ.

 

Phương thuốc thứ nhất: hoa đào 4 lạng ta, nhân hạt bí đao 5 lạng ta, vỏ quýt 2 lạng ta, tất cả đều phơi khô, tán bột, uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 2 đồng cân với nước ấm sau bữa ăn.

 

Muốn da trắng thì thêm nhân hạt bí đao, nếu muốn da đỏ hồng thì thêm hoa đào. Uống 50 ngày thì mặt trắng, uống thêm 50 ngày nữa thì da dẻ toàn thân cũng trở nên trắng trẻo.

 

Phương thuốc thứ hai: vào ngày mùng 3 tháng 3 âm lịch lấy hoa đào phơi khô, tán bột. Ngày mùng 7 tháng 7 chích lấy máu ở mào con gà, đem trộn với bột hoa đào rồi bôi lên da mặt, sau 2 - 3 ngày màng thuốc bong ra thì da mặt trở nên tươi sáng như hoa. Đây là phương thuốc làm đẹp bí truyền của Thái Bình công chúa đời nhà Đường (Trung Quốc), sau được sách Thánh tễ tổng lục chế thành một loại mỹ phẩm có tên gọi là Diện mô cao.

 

- Muốn tư âm bổ thận, nhuận da và dưỡng nhan sắc, có thể dùng món ăn được chế từ hoa đào: hoa đào 20 bông, tôm nõn 300g, củ cải 150g, hành tây 70g, tương cà chua 50g, dầu thực vật và gia vị vừa đủ. Hoa đào tỉa lấy cánh rửa sạch, củ cải và hành tây rửa sạch thái mỏng, đổ dầu vào chảo, phi hành cho thơm rồi cho tôm, củ cải, hành tây vào xào to lửa, khi chín cho tương cà chua và gia vị vừa đủ, đổ ra đĩa, rắc cánh hoa đào lên trên, ăn nóng.

 

- Để trị trứng cá, mụn nhọt trên da mặt, Tuệ Tĩnh khuyên nên dùng hoa đào và nhân hạt bí đao với liều lượng bằng nhau, phơi khô, tán bột, hòa với mật mà bôi hoặc dùng hoa đào và đan sa với liều lượng như nhau, tán bột, uống mỗi ngày 3 lần, mỗi lần 1 đồng cân (3 - 4g) vào lúc đói trong 10 - 20 ngày.

 

 Ngoài ra, để trị mụn nhọt ở vùng lưng, sách Thánh tễ tổng lục khuyên nên dùng bột hoa đào hòa với dấm đặc mà bôi lên tổn thương nhiều lần trong ngày.

 

Ngày nay, các nhà khoa học đã phân tích và tìm thấy trong hoa đào có chứa 8 loại glucoside như kaemferol, quercetin, kaempferol 3-0-anpha-L-arabinofuranoside, quercetin kaempferol 3-0-anpha-L-arabinofuranoside...Ngoài ra còn có Coumarin, Trifolin, Naringenin…Đặc biệt, các nhà khoa học Nhật Bản còn nhận thấy, phần phân tách từ dịch chiết methanol của hoa đào còn có tác dụng làm sạch gốc tự do 1,1-diphenylpicryl-2-hydrazyl (DPPH) và superoxide. Cho đến nay, ở nước ta vẫn chưa có công trình nghiên cứu nào đi sâu khảo sát thành phần hoá học, tác dụng dược lý của hoa đào trên thực nghiệm cũng như lâm sàng.

 

Gần đây, trên cơ sở kế thừa tinh hoa của y học cổ truyền kết hợp với kỹ thuật công nghệ hiện đại, Công ty cổ phần Sao Thái dương đã cho ra đời bộ sản phẩm Tây Thibao gồm Nước dưỡng da, Kem dưỡng da, mặt nạ dưỡng da và Sản phẩm uống dưỡng da bằng sự phối hợp độc đáo giữa hoa đào với các dược liệu quý giá khác như nhân sâm, bí đao.

 

Đây là một loại dược mỹ phẩm giàu tính tự nhiên và có công dụng làm khoẻ và đẹp da mặt trên cơ sở phòng chống các vết nhăn và nám da, trị liệu trứng cá, mụn nhọt và phòng ngừa những tổn thương khác trên da mặt do các tác nhân gây hại từ môi trường.

 

 

 

Thạc sỹ Hoàng Khánh Toàn

 

 

 

 7 Bài thuốc Tây thi sử dụng làm đẹp da từ : Hoa đào,vỏ quýt, hạt bí đao

 

 

7 bài thuốc dưỡng da  
  Chủ nhật, 06/03/2011 07:10  

 

 

(CAO) Ngoài việc phải thường xuyên ăn uống đủ chất dinh dưỡng để bảo vệ sức khỏe và làn da, xin giới thiệu một số bài thuốc có tác dụng bồi bổ khí huyết, dưỡng da, phòng các bệnh về da.

Bài 1: Nhân hạt bí đao 15g, vỏ quýt khô 6g, hoa đào khô 12g. 

 

                                                           
Các vị tán nhỏ hoà với một muôi nước sôi, mỗi ngày uống 3 lần. Uống liền trong 1 tháng sẽ giúp da sẽ trắng trẻo mịn màng.

Bài 2: Lá dâu đông (lá dâu hái trong mùa đông)

Phơi khô sắc đặc, lấy nước cho vào chai để ngăn mát tủ lạnh. Mỗi buổi sáng rót 1 chén cho vào nước lã quấy đều, rửa mặt, da mặt sẽ rất mịn màng và sáng.

Bài 3: Hoa đào 200g, đông qua nhân (nhân hạt bí đao) 250g, bạch dương bì (vỏ cây bạch dương) 100g.                         

Các vị đều sấy hoặc phơi khô, tán bột, trộn thêm một chút đường trắng rồi đựng trong lọ kín để dùng dần. Mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 1 thìa cà phê sau bữa ăn, giúp da mặt trắng trẻo, mịn màng.

Bài 4: Hồng táo 10 quả, rửa sạch với nước ấm, để ráo; mộc nhĩ 50g

Ngâm nước nóng cho nở ra, xong rửa sạch bằng nước ấm. Cho hai thứ vào ấm đất, nấu với 650ml nước, còn lại 150ml. Ăn luôn cả cái, lúc còn ấm. Ngày ăn 2 lần vào buổi sáng và buổi tối, sau bữa ăn 1 - 2 giờ. Bài thuốc có công năng tiện tỳ hoạt huyết, điều hòa kinh nguyệt, làm da mặt sáng đẹp.

Bài 5: Hạt sen, khiếm thực, mỗi vị 30g, ý dĩ nhân 50g, long nhãn 8g, thêm nước 500 ml

Sắc lửa nhỏ một tiếng đồng hồ, khi ăn cho thêm một chút mật ong. Bài thuốc có công hiệu ích khí bổ huyết, nhuận da, tăng trắng.

Bài 6: Hoa đào khô 150g (thu hái hoa đào mới nở rồi phơi khô trong bóng râm)

Đem ngâm với 1.500 ml rượu trắng, bịt kín miệng, sau 15 ngày có thể dùng được, uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 10-20 ml, đồng thời lấy một chút rượu thoa đều lên da mặt. Bài thuốc có công dụng: Hoạt huyết, nhuận da và làm đẹp, dùng trong trường hợp da dẻ nhiều nếp nhăn và kém tươi sáng.

Bài 7: Bí đao 1 quả, rượu 1500g, nước 1000g, mật ong 500g.

Dùng dao tre cạo hết vỏ và cắt bí thành những miếng nhỏ cho vào nồi đồng, cho rượu và nước vào đun đến khi bí nát nhừ; cho vào rá tre có lót vải lọc lấy nước cốt. Cho nước cốt vào nồi cô thành cao đặc, sau đó cho mật vào đun thêm vài phút. Khi nguội cho vào lọ nút kín, dùng dần. Hàng ngày dùng đũa tre lấy ra một chút, trộn đều với nước bọt, bôi lên mặt và lấy tay xoa đều, có tác dụng làm làn da trắng, sáng và mịn màng.

 Theo báo công an TP.HCM

 

 

  L.A (theo SKĐS)
 
Share|
 

 

 

 

 

Làm đẹp bằng hoa đào  - Hoa đào vị thuốc quý

 

Người ta yêu loài hoa này vì những giá trị thẩm mỹ và văn hóa của nó, nhưng ít ai biết rằng hoa đào còn là một dược phẩm và mỹ phẩm độc đáo của nền y học cổ truyền.

Theo nhiều sách thuốc cổ như Thiên kim phương, Ngoại đài, Thánh tễ tổng lục, Thánh huệ phương, Biệt lục, Bản thảo cương mục, Trửu hậu phương, Hồng nghĩa giác tư y thư… hoa đào có vị đắng, tính bình, không độc và vào được ba đường kinh Tâm, Can và Vị. Vị thuốc này có công dụng lợi thủy, hoạt huyết, thông tiện, được người xưa dùng để chữa các chứng bệnh như thủy thũng, cước khí, đàm ẩm, tích trệ, đại tiểu tiện bất lợi, kinh bế, tâm phúc thống (đau vùng tim), mụn nhọt… Ngoài ra, hoa đào còn được dùng như một thứ mỹ dược phẩm để làm đẹp cho phụ nữ.

Để trị các chứng cước khí, đau vùng tim, người ta dùng hoa đào khô tán bột, uống với nước ấm hoặc rượu với liều từ 3-5g trong một ngày. Để chữa chứng rụng tóc, hói đầu người ta dùng bột hoa đào trộn đều với mỡ lợn hoặc dầu vừng rồi bôi lên vùng tổn thương sau khi đã rửa sạch bằng nước hòa với tro của rơm rạ. Để chữa chứng ngược tật (sốt rét) dùng hoa đào tán bột uống, mỗi ngày 3g với rượu ấm. Để chữa chứng kiết lỵ dai dẳng, có thể dùng hoa đào 10-15 bông sắc uống, mỗi ngày 3 lần. Để chữa chứng đại tiện táo kết, dùng hoa đào khô 10g, hoa đào tươi 30g, sắc uống. Để chữa chứng tiểu tiện bất lợi, dùng hoa đào tươi 30g trộn với bột mỳ, đường làm bánh nướng ăn.

Với những phụ nữ quá béo, muốn có được một thân hình thon thả, ưa nhìn, sách Thiên kim yếu phương khuyên nên uống bột hoa đào mỗi ngày 3 lần, mỗi lần 1g vào lúc đói. Để trị các vết rám đen ở mặt, người ta dùng hoa đào 4 phần, bạch dương bì 2 phần và bạch quả tử nhân 5 phần, tất cả đem sấy khô, tán thành bột mịn, đựng trong lọ kín dùng dần. Mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 1g ngay sau bữa ăn. Bài thuốc này có tên gọi là Bạch dương bì tán, được ghi lại trong sách Trửu hậu phương.

Danh y Tuệ Tĩnh trong Nam dược thần hiệu cũng đã ghi lại hai phương thuốc dùng hoa đào để làm đẹp da mặt cho phụ nữ. Đây là phương thuốc làm đẹp bí truyền của Thái Bình công chúa đời nhà Đường (Trung Quốc), sau được sách Thánh tễ tổng lục chế thành một loại mỹ phẩm có tên gọi là Diện mô cao.

Để trị trứng cá, mụn nhọt trên da mặt, Tuệ Tĩnh khuyên nên dùng hoa đào và nhân hạt bí đao với liều lượng bằng nhau, phơi khô, tán bột, hòa với mật mà bôi hoặc dùng hoa đào và đan sa với liều lượng như nhau, tán bột, uống mỗi ngày 3 lần, mỗi lần 1 đồng cân (3-4g) vào lúc đói trong 10-20 ngày. Ngoài ra, để trị mụn nhọt ở vùng lưng, sách Thánh tễ tổng lục khuyên nên dùng bột hoa đào hòa với dấm đặc mà bôi lên tổn thương nhiều lần trong ngày.

Ngày nay, các nhà khoa học đã phân tích và tìm thấy trong hoa đào có chứa 8 loại glucoside như kaemferol, quercetin, kaempferol 3-0-anpha-L-arabinofuranoside, quercetin kaempferol 3-0-anpha-L-arabinofuranoside... Ngoài ra còn có Coumarin, Trifolin, Naringenin…Đặc biệt, các nhà khoa học Nhật Bản còn nhận thấy, phần phân tách từ dịch chiết methanol của hoa đào còn có tác dụng làm sạch gốc tự do 1,1-diphenylpicryl-2-hydrazyl (DPPH) và superoxide…

Gần đây, trên cơ sở kế thừa tinh hoa của y học cổ truyền kết hợp với kỹ thuật công nghệ hiện đại, Công ty cổ phần SAO Thái dương đã cho ra đời bộ sản phẩm Tây Thi bao gồm Nước dưỡng da, Kem dưỡng da, mặt nạ dưỡng da và Sản phẩm uống dưỡng da bằng sự phối hợp độc đáo giữa hoa đào với các dược liệu quý giá khác như nhân sâm, bí đao. Đây là một loại dược mỹ phẩm đã và đang chiếm được lòng tin của nhiều người bởi đặc trưng giàu tính tự nhiên và công dụng làm khoẻ và đẹp da mặt trên cơ sở phòng chống các vết nhăn và nám da, trị liệu trứng cá, mụn nhọt và phòng ngừa những tổn thương khác trên da mặt do các tác nhân gây hại từ môi trường.

Hoa đào có ở khắp nơi trên đất nước ta. ở các tỉnh miền núi phía Bắc như Cao Bằng, Lạng Sơn, Hà Giang, Tuyên Quang… đào mọc thành rừng. Thiết nghĩ, việc khuyến khích trồng đào, nghiên cứu sử dụng các bộ phận của cây đào nói chung và hoa đào nói riêng để làm thuốc và mỹ phẩm là rất cần thiết, vừa có lợi cho cảnh quan môi trường lại vừa có ích cho sắc đẹp và sức khỏe con người.

·                                 Thạc sỹ Hoàng Khánh Toàn